Hotline: +84 24 730 11968
Email: info@songnamgroup.com

Hệ thống điện nhẹ là gì? Hệ thống điện nhẹ bao gồm những gì?

Trong các công trình, dự án có quy mô nhỏ hay lớn xây dựng đều được chia thành hai phần là phần xây dựng và cơ điện (M&E). Với phần cơ điện bao gồm nhiều hệ thống liên quan đến với nhau tạo thành khối hệ thống vận hành hoàn chỉnh cho công trình, tòa nhà. Một trong các hệ thống đóng vai trò quan trọng, cần thiết là hệ thống điện nhẹ. Vậy hệ thống điện nhẹ là gì? Hệ thống điện nhẹ bao gồm những gì và lợi ích thế nào? Cùng song Nam tìm hiểu nhé!

Trong các công trình, dự án có quy mô nhỏ hay lớn xây dựng đều được chia thành hai phần là phần xây dựng và cơ điện (M&E). Với phần cơ điện bao gồm nhiều hệ thống liên quan đến với nhau tạo thành khối hệ thống vận hành hoàn chỉnh cho công trình, tòa nhà. Một trong các hệ thống đóng vai trò quan trọng, cần thiết là hệ thống điện nhẹ. Vậy hệ thống điện nhẹ là gì? Hệ thống điện nhẹ bao gồm những gì và lợi ích thế nào? Cùng song Nam tìm hiểu nhé!

Hệ thống điện nhẹ là gì?

Hệ thống điện nhẹ là gì? Hệ thống điện nhẹ hay còn được gọi là ELV là thuật ngữ được sử dụng trong ngành xây dựng, dùng để chỉ các hệ thống trong tòa nhà cần điện để hoạt động nhưng không phải là hệ thống điện chính của tòa nhà. Dù chỉ chiếm khoảng 10-20% tỷ trọng của dự án nhưng hệ thống điện nhẹ (ELV) quyết định đến chất lượng của công trình.

 

Lợi ích của hệ thống điện nhẹ trong các công trình

Hệ thống điện nhẹ đóng vai trò quan trọng trong các công trình xây dựng, đặc biệt là trong các công trình dân dựng như: văn phòng, khách sạn, trường học, bệnh viện… và nhiều công trình khác.

+ An toàn sử dụng: Hệ thống điện nhẹ giúp đảm bảo an toàn cho cư dân và nhân viên trong các công trình. Các phích cắm, công tắc, ổ cắm và các thành phần khác được thiết kế theo tiêu chuẩn an toàn, giảm nguy cơ chập điện và tai nạn điện khác.

+ Tiện nghi và linh hoạt: Hệ thống điện nhẹ cung cấp năng lượng cho các thiết bị tiện ích như đèn chiếu sáng, quạt, máy tính, tivi, điều hòa và nhiều thiết bị khác. Điều này, đảm bảo môi trường sống và làm việc thoải mái, tùy chỉnh theo nhu cầu cụ thể.

+ Hiệu suất năng lượng: Hệ thống điện nhẹ mới và hiện đại được tích hợp các công nghệ tiết kiệm năng lượng như đèn LED, cảm biến ánh sáng tự động, hẹn giờ hoạt động thiết bị và điều khiển thông minh. Từ đó, giúp giảm tiêu thụ năng lượng và tiết kiệm chi phí điện.

+ Tích hợp thông tin và an ninh: Hệ thống điện nhẹ có thể tích hợp các thiết bị thông minh như hệ thống an ninh, camera giám sát, cảm biến chuyển động và hệ thống tự động hoá. Điều này cung cấp khả năng giám sát và kiểm soát từ xa, tăng cường an ninh và quản lý công trình.

+ Phù hợp với các thiết bị thông: Hệ thống điện nhẹ hiện đại có khả năng tích hợp và tương thích với các thiết bị thông minh và công nghệ tương lai như nhà thông minh (smart home), ô tô điện, hệ thống năng lượng tái tạo và nhiều hơn nữa.

 

Hệ thống điện nhẹ gồm những gì?

Với mục đích duy nhất là cung cấp cho con người nhiều tiện ích và cần thiết cho cuộc sống. Hệ thống điện nhẹ gồm những gì? Dưới đây là toàn bộ hệ thống điện nhẹ:

+ Hệ thống BMS: Sử dụng tích hợp các hệ thống trong công trình để thực hiện việc quản lý và giám sát trạng thái hệ thống kỹ thuật và quản lý tự động của tòa nhà.

+ Hệ thống âm thanh (PA): Chức năng thông báo công cộng truyền đạt thông tin, tin nhắn và thông báo khẩn cấp trong tòa nhà. Hệ thống có khả năng phát nhạc nền BGM trong công trình.

+ Hệ thống tổng đài điện thoại: Là hệ thống thoại duy trì kết nối liên lạc của tòa nhà bên ngoài và liên lạc nội bộ.

+ Hệ thống camera giám sát: Hệ thống camera CCTV/IPTV có nhiệm vụ quan sát hình ảnh hay giám sát an ninh cho công trình.

+ Hệ thống mạng Lan và internet: Là hệ thống kết hợp các máy tính với nhau thông qua thiết bị kết nối mạng. Để phục vụ cho mục đích trao đổi thông tin và kết nối mạng internet.

+ Hệ thống kiểm soát ra vào: Nhằm giới hạn và quản lý các cửa ra vào cũng như thang máy. Ngoài ra, hệ thống còn sử dụng cho việc chấm công, tính thời gian đi vào, đi ra.

+ Hệ thống truyền hình cáp, vệ tinh: Hệ thống truyền hình có thể phát tín hiệu trực tiếp từ đài phát thanh, thông qua nhà cung cấp dịch vụ truyền hình với các chuẩn HD.

+ Hệ thống cảnh báo xâm nhập, cảnh báo cháy (Fire Alarm): Hệ thống phát hiện và cảnh báo cháy trong các công trình khi có hỏa hoạn.

+ Hệ thống bãi xe thông minh iParking: Hệ thống quản lý, kiểm soát ra vào chỉ dẫn các phương tiện giao thông đỗ đúng vị trí quy định trong khu vực đỗ xe một cách tự động hóa.

+ Hệ thống liên lạc nội bộ: Ứng dụng trong các chung cư cao tầng kết hợp quản lý thang máy và bãi đỗ xe.

+ Hệ thống hội nghị truyền hình: Là hình thức trao đổi thông tin trực tuyến giữa các thành viên xa cách nhau.

+ Hệ thống xếp hàng tự động: Hệ thống giúp sắp xếp khách hàng theo trình tự cụ thể, rõ ràng và tự động hóa.

+ Hệ thống thẻ đa năng: Hệ thống hoạt động độc lập với máy tính, ứng dụng cho việc thanh toán nội bộ, kiểm soát vào ra tại khu vực đòi hỏi tính bảo mật cao.

Các tiêu chí thiết kế hệ thống điện nhẹ

Đối với bất kỳ công trình nào, khi thi công hệ thống điện nhẹ như mạng Lan, tổng đài, camera, truyền hình cap… thì sẽ có tiêu chuẩn thiết kế riêng. Việc dựa vào các yêu cầu dự án cùng các tiêu chuẩn thiết kế hệ thống điện nhẹ giúp thi công, lắp đặt và xây dựng hệ thống nhanh chóng, chuyên nghiệp, đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

  • Tiêu chuẩn TCVN 7189: 2002: Thiết bị công nghệ chuyển mạch Switch
  • Tiêu chuẩn TCN 68 –153: 1995: Yêu cầu kỹ thuật áp dụng cho ngành bưu chính viễn thông.
  • Tiêu chuẩn TCN 68160: 1996: Cạp sợi quang – Yêu cầu kỹ thuật do tổng cực bưu điện ban hành.
  • Tiêu chuẩn TCN 68 172: 1998: Giao diện kết nối – Yêu cầu kỹ thuật đưa ra các yêu cầu kỹ thuật đối với giao điện tín hiệu số có tốc độ 2048 kbit/s.
  • Tiêu chuẩn TIA/EIA 569: Chỉ định về cách đi cáp, phân bổ các ổ cắm trong công trình.
  • Tiêu chuẩn TCN 68:1994: Đưa ra quy định về “Tiêu chuẩn mạng viễn thông số Quốc gia”.
  • Tiêu chuẩn TCVN 7189: 2009: Mục đích thiết lập các yêu cầu về mức độ nhiễu tần số của: Thiết bị công nghệ thông tin”.
  • Tiêu chuẩn TCVN 66971:2000: Đưa ra các quy định về “Tiêu chuẩn Việt Nam về thiết bị âm thanh”.
  • Tiêu chuẩn TCVN 3256:1979: Đưa các quy định về “An toàn điện – Thuật ngữ và định nghĩa”.

Bên cạnh những tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng và độ an toàn cho hệ thống điện nhẹ. Một số tiêu chuẩn cần thiết cho việc thi công hệ thống điện nhẹ là đảm bảo yếu tố thẩm mỹ đối với bố cục lắp đặt các thiết bị trong không gian tòa nhà. Đồng thời, yếu tố giúp tăng mỹ quan cho tổng thể kiến trúc hoặc công trình xây dựng.

 

Song Nam Group – Thi công hệ thống điện nhẹ chuyên nghiệp, uy tín

Song Nam Group là công ty hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ cao. Với gần 20 năm kinh nghiệm trên thị trường, đơn vị đã cung cấp hàng loạt các giải pháp thông minh như: tòa nhà thông minh, thành phố thông minh, nhà thông minh, trường học thông minh, bệnh viện thông minh, văn phòng thông minh,…

Song Nam Group chuyên cung cấp các giải pháp và dịch vụ an ninh tổng thể cho hàng loạt dự án lớn tại Việt Nam. Hỗ trợ các chủ đầu tư từ khâu tư vấn, thiết kế và thi công hệ thống điện nhẹ, bao gồm giám sát video, kiểm soát ra vào, phát hiện xâm nhập, phát hiện cảnh báo cháy, âm báo & liên lạc nội bộ và các dịch vụ điện.

Với đội ngũ cán bộ quản lý dày dặn kinh nghiệm, đội kỹ sư có trình độ và nhiệt huyết đã triển khai nhiều dự án trọng điểm. Song Nam cam kết mang đến những sản phẩm chất lượng, mang đến cho quý khách hàng một cuộc sống an ninh, an toàn, tiện nghi và tiết kiệm hơn.

Hệ thống điện nhẹ đóng vai trò quan trọng trong các công trình hiện nay. Với sự liên kết với nhau thì điện nhẹ được ứng dụng rộng rãi trong hệ thống tòa nhà, các công trình xây dựng. Để biết thêm chi tiết về hệ thống điện nhẹ, hãy liên hệ trực tiếp đến số Hotline của chúng tôi để được giải đáp nhé!

SONG NAM GROUP

ĐỐI TÁC CỦA CHÚNG TÔI

Ảnh 01
Ảnh 02
Ảnh 03
Ảnh 04
Ảnh 05
Ảnh 06
Ảnh 07
Ảnh 08
Ảnh 09
Ảnh 10
Ảnh 11
Ảnh 13
Ảnh 14
X

Nhập thông tin đăng ký